Sự khác nhau giữa tôn cán sóng và tôn nhựa lấy sáng

Ngày đăng: 30/08/2022 - 02:29 PM

Các loại tôn lợp mái có sự khác nhau về cấu tạo cũng như tính năng của nó. Nếu được sử dụng đúng cách và mua đúng hàng chất lượng, tôn có thể được sử dụng trong thời gian rất dài.

1. Tôn lợp cán sóng

Tôn cán sóng chủ yếu được sử dụng trong công trình nhà ở hoặc công trình phụ. Tôn cán sóng có cấu tạo các nếp gấp (5 sóng hoặc 9 sóng phổ biến nhất). Vì cấu trúc đặc biệt như vậy, nên có độ bền cao cung như tang cường độ chịu lực của tấm tôn. Với thiết kế thành các đường rãnh, làm cho tấm tôn chịu lực tốt hơn trên một diện tích tương đối nhỏ.

Tuỳ theo mức độ ô nhiễm tại nơi sử dụng và chất lượng thành phẩm của mỗi nhà sản xuất. Tôn cán sóng có tuổi thọ từ 5 năm đến 10 năm. Do đó, những những sản phẩm này phù hợp để làm các công trình nhà xe, nhà ở, hiên nhà và nhà kho.

Các tấm tôn kẽm (thép nền phủ kẽm) hoặc tôn lạnh màu (thép nền phủ hợp kim nhôm kẽm) được trán bằng một lớp sơn Polyester.

Các công trình ưu tiên sử dụng các dòng tôn cán sóng phủ sơn Polyester vì sản phẩm này có tuổi thọ trung bình và tiết kiệm chi phí.

2. Tôn nhựa lấy sáng Polycarbonate

Với đặc tính cách nhiệt và hiệu suất cao nên được ứng dụng nhiều nơi. Dễ lắp đặt, bền với thời tiết, phục vụ nhiều công trình yêu cầu thiết kế lấy sáng tốt là những ưu điểm của tôn nhựa lấy sáng.

Chi phí bảo trì, sửa chữa thấp. Nên sản phẩm này là giải pháp cho những công trình bể bởi, lấy sáng trực tiếp từ bên ngoài, lối đi và bảng quảng cáo.

Tuỳ vào dòng tôn nhựa lấy sáng mà sản phẩm còn có tính năng hấp thụ tia UV (tia cực tím, rất độc hại cho con người và động vật) bởi một lớp film (phin) bao bọc bên ngoài.

Được sản xuất từ ​​nhựa polypropylene, các tấm lợp có khả năng chống tia cực tím và chống cháy. Tuy nhiên, sản phẩm không chống trầy xước. Do đó, cần phải lắp đặt cẩn thẩn.

Zalo
Hotline